Xà gồ thép hộp là gì?
Đặc tính cơ bản của xà gồ thép hộp
Xà gồ thép hộp là sản phẩm làm từ thép, có cấu trúc hình dạng hộp vuông hoặc hộp chữ nhật. Với ưu điểm của thép có độ cứng, độ bền và khả năng chịu lực cao. Do đó xà gồ thép hộp được dùng phổ biến trong các công trình lớn, nhỏ thay thế xà gồ gỗ trước kia.
Được sản xuất trên dây chuyền và công nghệ hiện đại nên xà gồ thép hộp có độ bền cao. Khi thi công các công trình có tác dụng làm giảm trọng lượng mái mà khả năng chịu lực, chống đỡ sức nặng của vật liệu phủ vẫn rất cao.
Ứng dụng của xà gồ thép hộp
Với tác dụng của xà gồ như giá đỡ, đỡ toàn bộ phần mái phủ lên công trình hay toàn bộ phần tầng mái. Do đó ứng dụng của xà gồ thép hộp được sử dụng làm khung cho nhà xưởng.
Làm đòn thép cho các công trình dân dụng, kèo thép cho nhà kho, bến bãi…Ngoài ra xà gồ thép hộp làm khung, nhà mái cho các công trình dân dụng, các công trình phụ trợ hoặc nhà tiền chế.
Trọng lượng xà gồ thép hộp
Tính trọng lượng xà gồ thép hộp là thông số thể hiện cân nặng của một mét xà gồ thép hộp hoặc cân nặng của một cây thép hộp. Dựa vào kích thước dài, rộng và độ dày của thép mà tính ra trọng lượng xà gồ thép hộp.
Trọng lượng xà gồ thép hộp có ý nghĩa rất quan trọng giúp các kỹ sư, nhà thầu..Tính toán được chính xác khối lượng xà gồ cần dùng trong thi công các công trình xây dựng. Thông thường tại các đơn vị bán thép hộp họ sẽ có bảng tính trọng lượng xà gồ. Khiến khách hàng nhanh chóng tính toán được chính xác khối lượng xà gồ cần mua.
Cách tính xà gồ thép hộp
Cách tính xà gồ thép hộp trong thi công cần phải có sự tính toán hợp lý. Để quá trình lợp mái được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ. Không bị mắc những lỗi cơ bản khiến quá trình thi công bị ngưng trệ. Làm ảnh hưởng tới tiến độ hoàn thiện công trình, gây lãng phí chi phí cho việc tháo ra lắp lại.
Ngoài ra, không chỉ làm ảnh hưởng đến chi phí và tiến độ. Mà chất lượng phần mái tôn cũng bị ảnh hưởng bởi sự tính toán không chính xác. Dẫn đến khả năng chịu lực của mái đối với điều kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ không được hoàn hảo, dễ dẫn đến hư hỏng.
Khoảng cách xà gồ thép hộp lợp tôn
Tùy theo từng công trình với từng loại khung kèo khác nhau mà khoảng cách xà gồ mái tôn cũng khác nhau. Đối với những hệ khung kèo 2 lớp thì khoảng cách vì kèo lý tưởng là 1100 – 1200mm. Đối với hệ kèo 3 lớp thì khoảng cách lý tưởng nhất là 800 – 900mm. Cách tính xà gồ thép hộp mái tôn có 2 cách như sau:
Tính khoảng cách xà gồ theo Sinh – Trụ – Hoại – Diệt
Phương pháp tính xà gồ như sau: Thanh đầu tiên là sinh, thanh thứ hai là thanh trụ, thanh thứ ba thanh hoại, thanh thứ tư là diệt. Thanh thứ năm sinh. Sau đó lại ngược lại từ đầu thanh thứ sáu là trụ, thanh thứ bảy là hoại, thanh thứ tám là diệt.
Dựa vào cách tính trên mà có công thức tính thanh sinh, trụ như sau:
SINH=[4 x n +1] Trong đó, “n” là số chu kỳ lặp lại để có thể ra một số SINH, TRỤ đẹp.
Tính khoảng cách xà gồ theo trực tuổi
Cách tính xà gồ thép hộp theo trực tuổi. Đầu tiên phải xác định xem gia chủ sinh năm thuộc can – chi nào để có thể tra bảng Trực – Tuổi và xác định gia chủ nằm ở Trực nào.
Tiếp theo tiến hành tra bảng, nếu ngủ hành tương sinh là tốt, tương khắc là xấu.
Trực | Ngũ hành | Tuổi | ||||
Kiến | Thổ | Ất Sửu | Giáp Tuất | Quý Mùi | Nhâm Thìn | Bính Thân |
Trừ | Thủy | Nhâm Dần | Đinh Tỵ | Quý Tị | Canh Thân | Tân Hợi |
Mãn | Thổ | Mậu Tý | Quý Mão | Bính Ngọ | Canh Ngọ | Tân Dậu |
Bình | Thủy | Kỷ Sửu | Canh Thì | Đinh Mùi | Tân Mùi | Mậu Tuất |
Định | Mộc | Bình Dần | Tân Tỵ | Giáp Thân | Mậu Thân | Kỷ Hợi |
Chấp | Hỏa | Nhâm Tý | Đính Mão | Giáp Ngọ | Ất Dậu | Kỷ Dậu |
Phá | Hỏa | Quý Sửu | Giáp Thìn | Ất Mùi | Bính Tuất | Nhâm Tuất |
Nguy | Thủy | Canh Dần | Ất Tỵ | Nhâm Thân | Đinh Hợi | Quý Hợi |
Thành | Kim | Bính Tý | Tân Mẹo | Mậu Ngọ | Canh Tý | Quý Dậu |
Thu | Thủy | Đinh Sửu | Tân Sửu | Mậu Thìn | Kỷ Mùi | Canh Tuất |
Khai | Kim | Giáp Dần | Mậu Dần | Kỷ Tỵ | Bính Thân | Tân Hợi |
Bế | Kim | Ất Mão | Kỷ Mão | Ngâm Ngọ | Đinh Dậu | Giáp Tý |
Độ dốc xà gồ thép
Độ dốc của mái là yếu tố cơ bản nhất để xác định khoảng cách xà gồ lợp tôn. Thông thường các đơn vị thi công sẽ xác định độ dốc của mái tùy theo từng công trình khác nhau nhưng chung quy độ dốc tối thiểu phải lớn hơn 15% đối với mọi công trình.
Cách tính độ dốc mái tôn rất quan trọng. Đây là tiền đề để chuẩn bị vật liệu cũng như tính được phù hợp. Độ dốc mái tôn phụ thuộc vào chiều dài mái cần thoát nước. Lưu lượng nước mưa ở nơi thi công và tính thẩm mỹ của công trình.
Thông thường khoảng cách xà gồ từ 70 – 90cm với 1 lớp tôn, 80 – 120cm với tôn xốp chống nóng là hợp lý.